Leaflet là gì? Phân biệt giữa leaflet với flyer, brochure và pamphlet

10 Tháng Hai, 2023

Với những ai làm việc trong lĩnh vực quảng cáo thì chắc hẳn không còn xa lạ với leaflet. Đây là một loại ấn phẩm quảng cáo dùng để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ cho các thương hiệu. Và để hiểu rõ hơn leaflet là gì cũng như cách thiết kế leaflet như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Leaflet là gì?

Leaflet dịch ra tiếng Việt nghĩa là tờ giấy rời, quảng cáo rời, có kích thước nhỏ hoặc là tập giấy được gấp thành nhiều trang. Các nội dung trong leaflet thường để giới thiệu cho sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu nào đó.

leaflet là gì
Leaflet là gì?

Ví dụ, bạn thường bắt gặp tờ giấy hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc, đó chính là leaflet.

Hình thức các mẫu leaflet khá bắt mắt, được in màu chuyên nghiệp ở khổ A4, A5. Nó đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch Marketing, quảng cáo dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.

2. Tầm quan trọng của leaflet trong chiến dịch truyền thông

Hiện nay, leaflet được sử dụng khá phổ biến trong các chiến dịch truyền thông, Marketing của doanh nghiệp. Với hình thức bắt mắt, kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, leaflet có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của khách hàng.

Cụ thể, vai trò của leaflet trong chiến dịch truyền thông như sau:

  • Thông báo: mục đích chính của leaflet là thông báo đến cho khách hàng những vấn đề có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, nội dung của leaflet sẽ hiển thị đầy đủ thông tin liên hệ, tên thương hiệu, logo,… để khách hàng được hỗ trợ nhanh nhất.
  • Thuyết phục khách hàng: không chỉ cung cấp thông tin liên hệ, leaflet còn có vai trò thúc đẩy quá trình tìm hiểu, mua hàng của khách hàng. Nó khiến cho họ tò mò về sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà leaflet sẽ được thiết kế khác nhau. Đặc biệt, leaflet còn hoạt động được trên các nền tảng online như website, mạng xã hội,… và xem được bằng cả điện thoại, máy tính. Điều này rất thuận tiện cho hoạt động truyền thông, giúp cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt.

leaflet nghĩa là gì
Tầm quan trọng của leaflet trong chiến dịch truyền thông

3. Ưu, nhược điểm của leaflet là gì?

Leaflet được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi những ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên, nó cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định mà doanh nghiệp cần lưu ý để khắc phục.

Ưu điểm

  • Cung cấp được nhiều thông tin: leaflet không có quy định về số từ hay ký tự. Bởi nó được gấp lại thành nhiều trang nên dù thông tin dài hay ngắn đều không ảnh hưởng đến kích thước. Do đó, tất cả những gì bạn muốn truyền tải đến cho khách hàng đều có thể đưa vào leaflet.
  • Hình thức bắt mắt, thu hút: các mẫu leaflet được thiết kế khá đa dạng, lạ mắt, có hình ảnh + chữ viết nên rất dễ để đọc, cập nhật thông tin. Điều này sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm của mọi người.
  • Hướng đến đối tượng khách hàng cụ thể: khi quảng cáo bằng leaflet, bạn có thể tiếp cận trực tiếp với những khách hàng mục tiêu của mình, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Tiết kiệm chi phí: việc thiết kế và quảng cáo, truyền thông bằng leaflet tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với các hình thức khác. Bạn có thể kết hợp phát leaflet tại các sự kiện đông người, hội chợ, triển lãm,… Với những doanh nghiệp không mạnh về Marketing Online thì chắc chắn đây là một phương pháp hiệu quả, ít tốn kém.

Xem thêm: Quảng cáo là gì? Các loại hình quảng cáo phổ biến hiện nay

Nhược điểm

  • Ít được nhiều người quan tâm: hiện nay, có rất ít doanh nghiệp đầu tư về nội dung, hình thức của leaflet. Hầu hết mọi người đều thiết kế khá đại trà, nội dung theo mô típ sẵn, không mới lạ. Vì vậy mà quảng cáo leaflet không nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng, thậm chí họ còn cảm thấy phiền khi phải nhận nó.
  • Không có hiệu quả lâu dài: leaflet thường sẽ chỉ tác động đến cảm xúc của khách hàng trong khoảng thời gian rất ngắn hoặc có những người còn không đọc. Như vậy, khả năng chuyển đổi, giữ chân khách hàng của nó là không cao.
phân biệt leaflet với ấn phẩm khác
Ưu, nhược điểm của leaflet là gì?

4. Phân biệt giữa leaflet với flyer, brochure và pamphlet

Hiện nay, có rất nhiều loại ấn phẩm được sử dụng trong quảng cáo, Marketing. Vì vậy mà không ít người bị nhầm lẫn, nhất là giữa leaflet với flyer, brochure và pamphlet. Vậy thì trong phần này, JobsGO sẽ giúp các bạn phân biệt.

Tiêu chí so sánh Leaflet Flyer Brochure Pamphlet
Đặc điểm Là quảng cáo rời, in màu, kích thước nhỏ hoặc tập giấy gấp thành nhiều trang (bằng khổ A4, A5), chứa thông tin giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Là tờ rơi, có kích thước bằng khổ A4, A5, thông tin đơn giản, thiết kế sơ sài, không nổi bật. Là ấn phẩm quảng cáo riêng của doanh nghiệp, thiết kế nhỏ gọn, chứa nhiều thông tin sản phẩm, dịch vụ, được đầu tư về nội dung và hình ảnh. Kích thước bằng khổ A4. Là ấn phẩm độc quyền cho các chiến dịch quảng cáo, chứa thông tin nổi bật về sản phẩm, dịch vụ. Hình thức thiết kế như những trang sách không đáy, gấp lại nhiều lần.
Giá trị Chỉ sử dụng 1 lần. Chỉ sử dụng 1 lần. Sử dụng nhiều lần. Sử dụng nhiều lần.
Chất liệu, chi phí in ấn Chất liệu giấy bình thường, chi phí không quá cao. Chất liệu giấy kém, chi phí in ấn thấp. Chất liệu giấy cao cấp, chi phí in ấn cao. Chất liệu giấy cao cấp, chi phí in ấn cao.

5. Nội dung của leaflet gồm những gì?

Tùy vào mục đích sử dụng, chiến dịch quảng cáo, truyền thông mà nội dung của leaflet sẽ có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, một mẫu leaflet sẽ cần thể hiện được những thông tin chính như sau:

Tiêu đề

Tiêu đề phải rõ ràng, cụ thể, làm sao để hướng đến đúng đối tượng khách hàng, tạo được dấu ấn trong lòng họ và thuyết phục họ mua sản phẩm, dịch vụ.

Đây là phần rất quan trọng bởi thông qua tiêu đề, khách hàng sẽ biết được thông điệp bạn muốn truyền tải là gì? Từ đó, họ mới đưa ra quyết định có nên tin tưởng, sử dụng sản phẩm, dịch vụ không?

Xem thêm: Tiêu đề CV là gì? Cách đặt tên tiêu đề CV gây ấn tượng

Phân biệt giữa leaflet với flyer và brochure
Nội dung của leaflet gồm những gì?

Nội dung

Phần nội dung của leaflet, bạn cần phải thể hiện được đầy đủ thông tin có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Đó có thể là hướng dẫn sử dụng sản phẩm, những công dụng, lợi ích của chúng,… Đặc biệt, nội dung leaflet không nên chỉ PR, khen sản phẩm, dịch vụ mà hãy làm sao để cung cấp thông tin hữu ích, những điều mà khách hàng quan tâm nhất.

Tất nhiên, bạn đừng viết nội dung quá dài dòng, lan man, hãy cố gắng cô đọng, súc tích nhất có thể mà vẫn giúp người đọc hiểu được thông điệp nhé.

Kết luận

Cuối cùng, bạn cần để lại thông tin liên hệ trong leaflet. Phần này sẽ phục vụ cho việc khách hàng liên hệ khi có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ, sản phẩm. Hoặc đơn giản, khi nhìn thấy logo, thông tin doanh nghiệp, họ sẽ cảm thấy yên tâm, tin tưởng hơn.

Xem thêm: Tìm hiểu thiết kế quảng cáo là gì? Những thông tin hữu ích bạn không nên bỏ qua

6. Các bước thiết kế leaflet hiệu quả

Để thiết kế một mẫu leaflet, các bạn cần thực hiện theo những bước cơ bản dưới đây:

Xác định mục tiêu

Việc xác định mục tiêu của leaflet là rất quan trọng, nó giúp cho chiến lược quảng cáo, truyền thông của bạn đạt được hiệu quả tốt hơn. Nó được xem là điểm mấu chốt, quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả chiến dịch.

Bạn có thể tự đưa ra những câu hỏi và trả lời như:

  • Leaflet này thiết kế ra dành cho đối tượng nào?
  • Khi nào cần sử dụng leaflet?
  • Những địa điểm phát leaflet là ở đâu?
  • Sử dụng leaflet với mục đích gì?

Xem thêm: Cách đặt mục tiêu công việc giúp bạn phát triển sự nghiệp!

Lên outline những nội dung cần có

Khi đã có mục tiêu, bạn sẽ bắt tay vào việc liệt kê những nội dung, thông tin cần có trong leaflet là gì? Thông thường, một mẫu leaflet sẽ có những yếu tố sau:

  • Tiêu đề: bạn cần chọn 1 tiêu đề hay, truyền tải được thông điệp đến khách hàng. Tiêu đề nên ngắn gọn, dễ nhớ.
  • Nội dung chính: trong phần nội dung sẽ phải có 3 thông tin bắt buộc là:
  • Giới thiệu về thương hiệu, doanh nghiệp.
  • Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, cung cấp thông tin hữu ích liên quan. Phần này cũng có thể đính kèm các ví dụ, tạo sự uy tín, tin tưởng cho khách hàng.
  • Thông tin liên lạc: chèn số điện thoại, địa chỉ email, fanpage, website,… để khách hàng liên hệ khi cần.
  • Logo: một mẫu leaflet cần có logo doanh nghiệp để khách hàng nhìn, ghi nhớ cũng như tạo sự uy tín.
  • Hình ảnh minh họa: những hình ảnh này giúp cho mẫu leaflet thêm bắt mắt, thu hút. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý chọn hình ảnh phù hợp, rõ nét.

Lên bố cục, chọn template

Tên gọi của khác của Leaflet
Các bước thiết kế leaflet hiệu quả

Sau khi có nội dung, bạn sẽ tiếp tục lên bố cục, lựa chọn một template phù hợp cho leaflet.

Bạn nên phác thảo bố cục ra giấy trước để đảm bảo thể hiện được đầy đủ thông tin, nội dung. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn chọn leaflet là tờ rời hay gấp nhiều trang. Chẳng hạn, bạn muốn làm tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, bạn có thể để dạng giấy rời, nhưng nếu làm menu cho nhà hàng thì nên để dạng gấp.

Trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, không tự tạo được bố cục đẹp mắt thì có thể tham khảo các mẫu có sẵn trên mạng.

Thiết kế và hoàn thiện

Mục tiêu, ý tưởng đã có, lúc này bạn sẽ bắt đầu thiết kế leaflet theo bố cục, bản phác thảo mình đã lên trước đó. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể gặp nhiều ý kiến đóng góp, phê duyệt lên xuống từ cấp trên. Bởi ý tưởng phác thảo có thể đẹp, nhưng khi đi vào thiết kế lại không phù hợp, cần chỉnh sửa hoặc khi in ra ngoài không đẹp mắt như bản vẽ,…

Tất cả những vấn đề này là khá bình thường, bạn hãy cố gắng lắng nghe, tiếp thu và điều chỉnh nếu cần thiết để có được mẫu leaflet đẹp, hoàn hảo nhất nhé.

Xem thêm: Infographic là gì? 6 bước thiết kế Infographic kèm các mẫu đẹp

7. Tham khảo một số mẫu leaflet đẹp

Dưới đây là một số mẫu leaflet đẹp được JobsGO tổng hợp được, các bạn có thể tham khảo để thiết kế nhé!

mẫu leaflet đẹp 1
Mẫu leaflet 1
mẫu leaflet đẹp 2
Mẫu leaflet 2
mẫu leaflet đẹp 3
Mẫu leaflet 3
mẫu leaflet đẹp 4
Mẫu leaflet 4
mẫu leaflet đẹp
Mẫu leaflet 5

Như vậy, JobsGO đã giải đáp giúp bạn đọc “leaflet là gì?”, đồng thời đưa ra cách để thiết kế leaflet chuyên nghiệp, ấn tượng. Hy vọng rằng các bạn có thể vận dụng những thông tin này để có được những mẫu thiết kế leaflet xuất sắc nhé.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO Banner